Khi làm việc trong các công ty, doanh nghiệp hẳn người lao động không còn quá xa lạ với khái niệm văn hóa doanh nghiệp. Đó là với cán bộ nhân viên, vậy còn đội ngũ bảo vệ thì sao? Họ có cần tuân theo văn hóa doanh nghiệp không?
Văn hóa công ty là gì?
Văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống.
Văn hoá thường tồn tại và gắn liền trong một phạm vi nhất định: Văn hoá dân tộc, Văn hoá gia đình…. Trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, hội nhóm tập thể, văn hoá cũng sẽ tồn tại.
Văn hoá công ty (doanh nghiệp) là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Nhân viên bảo vệ có cần thực hiện văn hóa công ty không?
Ảnh minh họa (nguồn NDS Security)
Bên cạnh nghiệp vụ tốt tốt, một nhân viên bảo vệ tốt cần phải hòa đồng và hòa hợp với văn hóa công ty. Người đầu tiên khách hàng gặp khi đến công ty là nhân viên bảo vệ, vì thế hãy đảm bảo rằng nhân viên bảo vệ có cư xử và hành động theo đúng văn hóa công ty.
Bài viết liên quan: Bảo vệ có phải là bộ mặt của cơ quan, doanh nghiệp?
Nhân viên bảo vệ cần thực hiện những văn hóa công ty nào?
Quan hệ cơ bản
1. Đối với bản thân
- Chấp hành việc giữ gìn vệ sinh, ngăn nắp tại mục tiêu làm việc
- Bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc hút thuốc lá tại mục tiêu
- Trung thực khi khai trình về sự vụ bản thân
- Cẩn trọng trong phát ngôn, không được nói tục chửi thề
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của từng bộ phận trong mục tiêu
2. Đối với đồng nghiệp
- Nỗ lực giúp đỡ khi đồng nghiệp gặp khó khăn trong công việc
- Không được tự ý sử dụng phương tiện, dụng cụ làm việc của đồng nghiệp
- Không được có những hành vi gây mất đoàn kết nội bộ như miệt thị hoặc vu khống, bè phái, kích động hoặc phê bình đồng nghiệp khi họ vắng mặt.
- Nhắc nhở khuyên can đồng nghiệp khi nhận thấy rằng: đương sự có dấu hiệu vi phạm và không tuân thủ quy định của Công ty; đương sự có dấu hiệu vi phạm Pháp luật Việt Nam.
Quan hệ đặc biệt
1. Giữa nhân viên đối với các cấp Đội trưởng nói chung
- Phải có thái độ lễ phép, tôn trọng
- Không được phê bình cấp Đội trưởng trước sự chứng kiến của bất kỳ người thứ ba nào khác
- Nghiêm cấm biểu hiện luồn cúi, xu nịnh Đội trưởng
- Nghiêm cấm tuyệt đối việc hối lộ Đội trưởng dưới bất kỳ hình thức nào, với bất kỳ mức độ nào
- Bảo vệ uy tín cho cấp Đội trưởng là góp phần bảo vệ uy tín của Công ty
2. Giữa Đội trưởng đối với Nhân viên dưới quyền
- Ân cần, độ lượng nhưng không dung túng bao che
- Gương mẫu trong công việc, trong việc chấp hành quy định của Công ty
- Chỉ thị phải rõ ràng, đầy đủ dữ kiện, phải đo lường trước mức độ khả thi, nhân viên phải thực hiện chính xác và trọn vẹn những nội dung được giao phó
- Nghiêm cấm nhân viên không chấp hành chỉ thị của Đội trưởng trực tiếp. Nếu không đồng ý nhân viên được quyền góp ý nhưng không đối kháng khác với chỉ thị của Đội trưởng.
- Khi nhân viên góp ý hợp lệ, trưởng phòng phải tiếp nhận trên tinh thần cầu tiến
- Thường xuyên nhìn nhận và khuyến khích, thúc đẩy nhân viên tạo ra nhiều sáng kiến, cải tiến mới, luôn nhạy bén trước mọi tình huống. Để kịp thời quan tâm đề bạt, thăng cấp cho nhân viên
- Thưởng phạt phân minh theo đúng nội quy Công ty, phải giải quyết chất vấn, khiếu nại của nhân viên kịp thời, triệt để và rõ ràng
- Nghiêm cấm hành xử thiên lệch, đố kỵ
- Hạn chế tối đa Đội trưởng nhờ nhân viên làm việc riêng tư ngoài giờ
- Nghiêm cấm tuyệt đối việc phủ nhận hoặc lạm dụng hoặc mạo nhận công sức, thành quả của nhân viên
3. Giữa các Đội trưởng với nhau
- Phải tuân theo những quy định nêu ở điều 1 và 2 của bản nội quy này
- Không được chỉ thị, phân công vượt cấp
- Nghiêm cấm các cấp Đội trưởng có tư tưởng hoặc biểu hiện mang tính cục bộ
- Nghiêm cấm các cấp Đội trưởng hành xử quá quyền hạn cho phép hoặc thực hiện trước, báo cáo sau
- Các Đội trưởng phải phải thiết lập quy định riêng cho bộ phận mà mình phụ trách trên nguyên tắc:
- Quy định riêng của bộ phận phải được đệ trình để giám đốc duyệt
- Quy định của mỗi bộ phận phải phù hợp với tính chất nghiệp vụ
- Quy định của các bộ phận chưa được giám đốc phê duyệt hoặc trái với quy định và chính sách của Công ty đều bất hợp lệ và không có hiệu lực
- Nghiêm cấm tuyệt đối các Đội trưởng có những tuyên bố vô căn cứ, những hành vi không tương xứng với cương vị lãnh đạo
- Trưởng phòng của bộ phận là người chịu trách nhiệm duy nhất và toàn diện đối với hiệu quả hoạt động của bộ phận đó trước giám đốc.