Dịch vụ bảo vệ tại Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong khoảng 15 năm trở lại đây. Vì thế không thể tránh khỏi những quan niệm sai lầm về nghề bảo vệ, khiến cho khách hàng, cá nhân có định kiến và cái nhìn chưa đúng về ngành. Mặc dù họ vẫn đang nắm giữ một vai trò rất quan trọng. Vậy cụ thể, đó là những quan niệm sai lầm như thế nào?

Bài viết liên quan:

Nhân viên bảo vệ không được đào tạo chính quy, không có bằng cấp

Chúng ta không biết gốc rễ của hiểu lầm này là gì nhưng nó sai sự thật. Để trở thành một nhân viên bảo vệ thuần thục, các ứng viên đã phải trải qua khâu tuyển chọn khắt khe về cả thể chất, tinh thần, bằng cấp, ngoại hình.

Sau khi qua vòng tuyển chọn, lực lượng bảo vệ mới sẽ được đào tạo, huấn luyện theo giáo trình chuẩn của Bộ Công An. Tùy theo tính chất của từng vị trí mà có những cấp độ đào tạo khác nhau. Bên cạnh rèn luyện nghiệp vụ, nhân viên bảo vệ còn được huấn luyện kỹ năng xử lý tình huống, PCCC, sơ cứu khẩn cấp…

Kết thúc khóa đào tạo, đơn vị huấn luyện sẽ cấp giấy chỉ, giấy phép làm việc. Và chỉ có nhân viên đáp ứng vòng đào tạo chính quy mới đủ trình độ làm nhân viên bảo vệ.

Nhân viên bảo vệ lười biếng

Chúng ta có thể đã bắt gặp hình ảnh người bảo vệ ngồi đọc tạp chí, lướt điện thoại, xem tivi trong giờ làm việc – một công việc tương đối buồn tẻ và nhàn rỗi. Tuy nhiên, nó không phải đại diện cho tất cả.

Quan niệm này xuất hiện chủ yếu do dịch vụ bảo vệ kém chất lượng của một số đơn vị trong nước. Không chú trọng công tác đào tạo, tập huấn và thanh tra. Nó giống như con sâu làm rầu nồi canh, khiến cho khách hàng hiểu sai về tư cách và trách nhiệm của một nhân viên bảo vệ. Thực tế không phải vậy!

nhung-quan-niem-sai-lam-ve-nghe-bao-ve-1

Nhân viên bảo vệ là tuyến đầu phòng thủ. Đảm bảo an ninh, an toàn về con người và toàn bộ tài sản trong phạm vi kiểm soát. Họ tất bật quan sát khách ra vào; cảnh giác với mọi đối tượng tình nghi; sẵn sàng giải quyết tình huống, sơ cứu khẩn cấp; bảo vệ hiện trường đợi cảnh sát có mặt. Vì vậy, công việc của nhân viên bảo vệ không hề nhàn rỗi và họ không lười biếng.

Nhân viên bảo vệ chỉ có nhiệm vụ chống trộm cắp

Chống trộm cắp là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhưng không phải là tất cả. Trong quá trình làm việc, nhân viên bảo vệ còn đảm nhận các nhiệm vụ khác tùy vào từng vị trí  được phân công. Ví dụ:

  • Bảo vệ tại bệnh viện hỗ trợ chỉ dẫn cho bệnh nhân.
  • Bảo vệ khách sạn đôi khi cũng giúp khách hàng lấy số phòng và di chuyển hành lý khi nhân viên lễ tân quá tải.
  • Bảo vệ cửa hàng, siêu thị có nhiệm vụ hỗ trợ kiểm tra hàng hóa; giám sát chéo nhân viên, khách hàng, không để xảy ra tình trạng tuồn hàng ra ngoài bán.
  • Bảo vệ được đào tạo kỹ năng để thay nhân viên sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp…

100% lực lượng bảo vệ phải cao to, vạm vỡ

Ở một nhân viên bảo vệ, kỹ năng quan sát, linh hoạt xử lý tình huống được đánh giá cao hơn cả vóc dáng của họ. Tất nhiên, ở một số vị trí đặc thù như quán bar, nhà máy, xí nghiệp… nhân viên bảo vệ có thân hình cao to, vạm vỡ sẽ là lợi thế phù hợp với môi trường.

Tất cả nhân viên bảo vệ đều là nam giới

Hiểu lầm này xuất phát từ việc nam giới là người có sức khỏe hơn, cường tráng hơn. Thực tế nhu cầu tuyển dụng nữ bảo vệ, vệ sĩ cũng rất cao. Nó đặc biệt phù hợp với lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, khu du lịch nghỉ dưỡng.. hoặc vệ sĩ bảo vệ yếu nhân là nữ giới.

nhung-quan-niem-sai-lam-ve-nghe-bao-ve-2

Thậm chí hiện nay, thuê nữ nhân viên bảo vệ còn là một xu thế. Một mặt, để đa dạng nguồn nhân lực. Nhưng mặt khác, đó là bởi phụ nữ sở hữu một tập hợp những ưu điểm khi tham gia vào ngành dịch vụ này.

Phụ nữ có thể rất đồng cảm và kỹ năng giao tiếp của họ cũng được công nhận hơn so với nam giới. Vì vậy cả nam nữ nhân viên bảo vệ đều có thể cùng nhau tạo nên một tập thể tuyệt vời và thậm chí còn hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn các vấn đề.

Làm nhân viên bảo vệ không có cơ hội thăng tiến

Đây có lẽ là quan niệm sai lầm nhất mà mọi người đang nghĩ về nghề dịch vụ bảo vệ, nhất là với nhân viên. Thực tế, khi chăm chỉ học hỏi, tiếp thu và thực sự nghiêm túc với công việc, bạn vẫn có rất nhiều cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp. Và ngay cả khi đã rời khỏi công ty, với những kinh nghiệm tích lũy, bạn chắc chắn sẽ dễ dàng ứng tuyển vào một vị trí cao hơn. Có thể là chỉ huy, vệ sĩ chuyên nghiệp, quản lý đội phản ứng an ninh…

Kỹ năng giao tiếp không quan trọng với nhân viên bảo vệ

Từ quan niệm sai lầm này dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều cho rằng bảo vệ thường hay lỗ mãng với khách hàng. Thực tế, giao tiếp ứng xử, xử lý tình huống là một trong những kỹ năng mềm quan trọng của nhân viên bảo vệ.

nhung-quan-niem-sai-lam-ve-nghe-bao-ve-3

Bởi vì nhiệm vụ của nhân viên an ninh tại khu vực cổng chính tòa nhà, chung  cư, văn phòng, cao ốc, trung tâm thương mại, khách sạn… thường bao gồm cả việc chào hỏi khách hàng; cung cấp những thông tin chỉ dẫn cần thiết cho khách; hợp tác ăn ý với các nhân viên an ninh khác.

Tiếp xúc với mọi người chiếm một phần đáng kể trong công việc của bảo vệ. Vì vậy các nhân viên được đào tạo để tương tác với mọi người một cách đồng cảm và lịch sự. Ngày nay, kỹ năng giao tiếp tốt, bên cạnh tố chất giải quyết vấn đề là điều mà các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ tìm kiếm nhiều nhất ở ứng viên của mình. Và cả khách hàng của các dịch vụ cũng cần điều đó.

Trên đây là 7 quan niệm sai lầm về nghề bảo vệ mà rất nhiều người vẫn đang cho là đúng. Hi vọng những lý giải trên của Bảo vệ S3 sẽ giúp khách hàng tin tưởng và thoải mái hơn khi lựa chọn dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp.