Trong quá trình làm việc, nhân viên bảo vệ có thể phải đối mặt với nhiều trường hợp gây rối, thậm chí tấn công bằng vũ lực. Khi đó phòng vệ chính đáng là hành vi bảo vệ an toàn cho chính nhân viên bảo vệ hoặc người khác. Vậy thì phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không? Mời bạn cùng theo dõi nội dung sau đây.

nhan vien bao ve phong ve chinh dang

Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Như vậy có thể hiểu phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm nhằm bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của cơ quam tổ chức. Tại Điều khoản này cũng nêu rõ, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Theo Nghị quyết số 02 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự 1985 (đã hết hiệu lực nhưng chưa có văn bản thay thế), trong đó tại mục II của Nghị quyết này có đề cập đến chế định phòng vệ chính đáng.

Cụ thể, hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
  • Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
  • Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
  • Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải “ngang bằng” hoặc “nhỏ hơn” thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Như vậy có thể căn cứ vào những dấu hiệu nêu trên để xác định xem hành vi chống trả lại của nhân viên bảo vệ có phải là phòng vệ chính đáng hay không.

bao ve phong ve chinh dang co pham phap khong

Có thể bạn quan tâm:

Vượt quá phòng vệ chính đáng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

Mặc dù khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự đã nêu rõ phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, thế nhưng nếu nhân viên bảo vệ có hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều này đã được nêu rõ tại tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Trong đó, giới hạn “cần thiết” được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. Giới hạn cần thiết không có nghĩa là hậu quả mà người phòng vệ đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái pháp luật định gây ra.

Như vậy, người có hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức độ chịu trách nhiệm hình sự sẽ tương ứng với mức độ vi phạm và hậu quả của người có hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng gây ra.

Ví dụ: Tại vị trí trực bảo vệ hầm xe của một tòa nhà, xuất hiện đối tượng xấu trà trộn và lấy cắp một chiếc xe tay ga, khi qua vị trí soát vé bị nhân viên bảo vệ ngăn chặn lại, một tên dùng dao dọa đâm, tên còn lại tìm cách lấy chiếc xe máy. Nhân viên bảo vệ đã chống trả, đạp ngã tên cướp thứ nhất và lấy dao rượt theo đâm trọng thương tên cướp còn lại.

Trong trường hợp này, hành vi của nhân viên là vượt quá giới hạn và có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích.

Trên đây là giải đáp về Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ Công ty bảo vệ S3 để nhân được sự hỗ trợ, giải đáp.