Chào là thể hiện sự tôn trọng đối với một người. Tư thế chào chuẩn là yêu cầu cơ bản của công ty bảo vệ đối với toàn bộ nhân viên bảo vệ. Chào thế nào cho đúng, cho chuẩn, mời bạn cũng Bảo vệ S3 cùng tìm hiểu.
Ý nghĩa của hành động chào điều lệnh bảo vệ
Cộng tác chào biểu thị tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và sự tôn trọng người được chào.
Tư thế, tác phong của một người bảo vệ bài bản phải luôn đúng chuẩn và tuân theo các quy định hiện hành. Chào điều lệnh là một phần trong quy tình đón tiếp khách của nhân viên bảo vệ tại mục tiêu.
Nhân viên bảo vệ phải chào những ai?
- Lãnh đạo cấp trên Trưởng bộ phận công ty;
- Hộ tống lãnh đạo Công ty;
- Người có liên quan thuộc cơ quan quản lý cấp trên;
- Các nhà lãnh đạo và những người tùy tùng đi kiểm tra và thanh tra mục tiêu;
- Khi cấp, nhận thẻ cho các phương tiện ra, vào;
- Đối với khách hàng hỏi đường đến khu vực bảo vệ;
- Khi Tổ trưởng, Tổ trưởng, Kiểm tra viên an ninh đến làm nhiệm vụ kiểm tra mục tiêu;
Hướng dẫn tư thế chào điều lệnh bảo vệ chuẩn
Muốn làm tốt một điều gì đó thì đều cần phải học và tập luyện. Động tác chào tưởng chừng đơn giản nhưng rất nhiều nhân viên bảo vệ đã thực hiện sai động tác này. Để chào điều lệnh tốt ta phải thuần thục tư thế đứng nghiêm, như sau:
- Xác định rõ đối tượng cần chào để có cách chào phù hợp. Ví dụ cán bộ, lãnh đạo, khách VIP phải chào từ cách 5-10 mét, chờ đến lượt người đón mới chào.
- Đứng nghiêm là tư thế hai gót chân đặt sát nhau nằm trên một đường thẳng ngang. Hai bàn chân mở rộng 45 độ (tính từ mép trong hai bàn chân), hai đầu gối thẳng, sức nặng tòan than dồn đều vào hai chân, ngực nở, bụng hơi thóp, hai vai thăng bằng. Hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt dọc theo đường chỉ quần, đầu ngay ngắn, miệng ngậm, mắt nhìn thẳng.
- Tư thế đứng nghiêm, tay phải đưa lên một đường gần nhất. Đầu ngón tay giữa chạm vào vành mũ bên phải. Năm ngón tay khép lại và duổi thẳng, lòng bàn tay úp xuống và hơi chếch về trước. Bàn tay, cánh tay duỗi thẳng thành một đường thẳng. Cánh tay trên cao ngang tầm vai, mặt nhìn thẳng vào người mình chà.
Chào điều lệnh trong một số tình huống cụ thể
Hằng ngày nhân viên bảo vệ thường phải chào điều lệnh khi gặp cấp trên hoặc người của chủ quản. Khi gặp đồng nghiệp cũng phải chào điều lệnh. Nhân viên nào thấy truớc thì chào trước, nhân viên được chào phải chào lại để đáp lễ. Trường hợp gặp lãnh đạo hoặc đồng nghiệp trong ngày nhiều lần thì chỉ chào một lần đầu.
Là nhân viên bảo vệ thì có cần tuân thủ văn hóa công ty không? Mời bạn cùng tham khảo bài viết này: https://baoves3.com/tin-tuc/bao-ve-co-can-tuan-theo-van-hoa-cong-ty/
Lưu ý cách phát ngôn khi chào điều lệnh
Ngôn ngữ rất quan trọng trong giao tiếp ứng xử của bảo vệ. Lời nói của bạn khi nói ra cũng làm cho người ta đánh giá bạn là người có học thức, văn hóa thế nào? Sự quan trọng của lời nói còn có tác dụng là có thể chuyển việc khó thành việc dễ và ngược lại. Là một bảo vệ chuyên nghiệp khi nói với bất cứ ai cũng đều phải nói rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Phải lễ phép với những người lớn tuổi, khách đến thăm hay khách hàng.
- Phải tôn trọng tất cả mọi người khi nói với họ (kể cả đó là người đang vi phạm).
- Luôn có câu “dạ” sau khi nghe xong. Và những câu như : “cảm ơn” “không có chi”
- Tuyệt đối không nói tục chửi thề.
Nhiệm vụ chính của mỗi nhân viên bảo vệ là đảm bảo an ninh, an toàn cho thân thể và tải sản của khách hàng. Đây là vấn đề thuộc về nghiệp vụ bảo vệ. Tuy nhiên để hoàn thành tốt nhiệm vụ và yêu cầu từ khách hàng, nhân viên bảo vệ cần có những kỹ năng cần thiết. Trong đó, kỹ năng chào điều lệnh chuẩn là một phần rất quan trọng. Công ty bảo vệ chuyên nghiệp nào duy trì được tác phong cho nhân viên bảo vệ, chính là duy trì hình ảnh của công ty mình trong mắt khách hàng.