Nhân viên bảo vệ làm việc với thái độ hời hợt, lơ là và thiếu trách nhiệm đối với công việc. Bên cạnh đó, không ít trường hợp bảo vệ ứng xử thô lỗ đối với khách hàng của doanh nghiệp đã thuê bảo vệ. Khắp các mặt báo thường xuyên xuất hiện tin tức về việc bảo vệ đánh người, chửi bới, trộm cắp… Câu hỏi đặt ra ở đây là nhân viên của dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp liệu đã thực sự chuyên nghiệp hay chưa? Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?



Có rất nhiều vụ việc xảy ra liên quan tới chất lượng của các dịch vụ, bạn có thể xem lại ở tại đây:

Nhân viên văn phòng bỏ mức lương hơn 25 triệu vì… bảo vệ tòa nhà

Chị Phạm Hương Lan, 27 tuổi, đang làm việc tại công ty tài chính ở phố Duy Tân, Cầu Giấy vừa quyết định nghỉ việc vì một lý do mà không ai có thể ngờ tới. Đó là vì bác bảo vệ tòa nhà.

Công ty của chị Lan nằm ở tầng 4 tại một tòa nhà văn phòng. Tầng hầm là nơi để xe, cũng là nơi có phòng làm việc của đội bảo vệ tòa nhà.

Vào khoảng đầu năm, có một bác nhân viên bảo vệ mới tới làm việc tại tòa nhà. Người này khoảng 50 tuổi, thường xuyên quát tháo, nhăn nhó khó chịu, rất hay phát ngôn bằng lời lẽ rất tục tĩu…

Kể từ đó, mỗi ngày đi làm chị Lan sợ nhất bãi gửi xe. Khi chị dựng xe vào chỗ trống liền bị bác bảo vệ quát tháo, yêu cầu dắt xe ra ngoài để xếp lại. Lần sau, chị chờ hỏi chỗ dựng thì bảo vệ khinh khỉnh “tự đi mà tìm”.

cong-viec-bao-ve-co-nhan-ha-khong
Ảnh minh họa

Buổi chiều khi ra về cũng là nỗi cực hình với chị Lan. Xe thường bị kẹt phía trong, chị lên tiếng nhờ giúp đỡ trong khi bác bảo vệ ngồi khoanh chân trên ghế tỉnh bơ không đáp, không trả lời. Cả chục phút sau, ông bác mới miễn cưỡng đứng dậy dắt xe kèm thái độ khó chịu.

Tại tòa nhà này cũng đã từng xảy ra nhiều vụ việc bảo vệ đụng độ, mâu thuẫn với nhân viên, khách hàng, có khi còn dẫn tới xô xát.



Cũng đôi lần chị Lan thử bắt chuyện, mời bác bảo vệ ly cà phê, mời ăn sáng… hi vọng tìm bầu không khí dễ chịu hơn nhưng đều không thành. Chị nghĩ mình đi làm, gửi xe công ty phải trả phí chứ đâu đi ăn xin mà sao phải lục lạy, quỵ lụy khổ sở đến vậy.

Chị Lan từng phản ánh lên phía Ban quản lý tòa nhà. Được biết, nhân viên bảo vệ được tòa nhà thuê từ một công ty bảo vệ dịch vụ, công ty này chuyên cung cấp dịch vụ bảo vệ cho các tòa nhà, chung cư. Thế nhưng, không biết vì lý do gì mà phía Ban quản lý tòa nhà cũng chỉ tiếp nhận thông tin và để đó.

Khi mà ngày nào cũng ra vào vài ba lượt, chạm mặt bác bảo vệ dữ dằn làm nữ nhân viên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi… Có hôm chị lấy xe muộn hơn thường ngày lập tức bị bảo vệ chì chiết, gây khó dễ giữ xe cả tiếng làm chị tủi thân phát khóc.

Vượt quá sức chịu đựng, mới đây chị Lan quyết định xin thôi việc, mặc dù công việc này cho mức thu nhập hơn 25 triệu/tháng.



Mất khách vì bảo vệ

Khi nói tới vấn đề công tác bảo vệ, an ninh thì ông Trần Tuấn Anh là quản lý một trường tâm Anh ngữ ở quận Nam Từ Liêm lại thở dài ngao ngán vì bài học nhớ đời.

Nhiều năm trước, ông và các cộng sự bỏ rất nhiều tâm huyết, tiền bạc để đầu tư mở trung tâm. Qua một thời gian, trung tâm thu hút được rất nhiều phụ huynh, gia đình đưa con đến tìm hiểu thông tin. Điều kì lạ là tỉ lệ học viên đăng ký học rất thấp.

Đội ngũ quản lý đã phải ngồi lại, rà soát hết mọi khâu vẫn tìm không ra nguyên nhân ở đâu. Cho tới lần xảy ra sự việc bảo vệ vặn bong gân khủyu tay phụ huynh của một học sinh.

bao-ve-benh-vien-da-khoa-tuyen-quang-hon-chien-voi-nguoi-nha-benh-nhan
Nhóm bảo vệ bệnh viện hành hung người nhà bệnh nhân ở Tuyên Quang

Người mẹ trên không kiện cáo, để nhanh chóng cho con thôi học tại trung tâm. Trước khi đi, bà nói: “Bảo vệ như ở đây thì còn ai dám cho con đến học”.

Các quản lý đi sâu vào vấn đề mới phát hiện rất nhiều vấn đề tới từ hai nhân viên bảo vệ mà trung tâm đã thuê của công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp. Hai nhân bảo vệ này thường xuyên phì phèo thuốc lá hay to tiếng, cáu bẳn, quát nạt trẻ và phụ huynh. Không những không không hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh mà còn thường xuyên có nhiều lời nói, hành vi hạch sách, cản trở.

Lâu nay trung tâm không để ý vì khi có mặt quản lý, giáo viên thì bảo vệ thường tỏ ra niềm nở, nhiệt tình.



Theo ông Tuấn Anh, văn hóa của một doanh nghiệp, tổ chức thể hiện ngay từ cách ứng xử, lời ăn tiếng nói của người bảo vệ. Thế mà lâu nay, trung tâm lo chăm chút, đầu tư nhiều cho chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất… mà bỏ quên khâu “mặt tiền”.

“Sau lần đó, thay vì thuê bảo vệ từ công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ, chúng tôi tự tuyển dụng, đào tạo nhân viên ở vị trí này để họ nắm rõ về văn hóa tổ chức. Đồng thời, tạo điều kiện để bảo vệ đi học thêm các kỹ năng bên ngoài”, ông Tuấn Anh cho biết.

Hiện nay, không thiếu các bác bảo vệ rất nhiệt tình, thân thiện, luôn chủ động hỗ trợ khách nhưng cũng không ít bảo vệ tác oai tác quái ngay tại cánh cổng của nhiều cơ quan, công sở, tòa nhà. Không chỉ là khó chịu, khó tính, không ít bảo vệ lộng quyền, hạch sách, gây khó dễ với khách hàng.



Và trên thực tế đã từng xảy ra nhiều vụ đụng độ, xung đột tại các cơ quan, công ty, công sở xuất phát từ… bảo vệ. Có không ít trường hợp, do thiếu đào đã dẫn tới tình trạng nhân viên bảo vệ thiếu kiến thức, không phân biệt và kiểm soát được hành vi. Việc nhầm lẫn giữa phòng vệ chính đáng và cố ý gây thương tích thường xuyên xảy ra. Về vấn đề này thì Bảo vệ S3 đã có một vài viết khá chi tiết, mời bạn xem tại đây: Nhân viên Bảo vệ phòng vệ chính đáng có phạm tội không?

Sự việc mới đây xảy ra tại bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, nhân viên bảo vệ cởi áo, gây gổ với tài xế xe cứu thương, không cho xe đón bệnh nhân đang hấp hối gây bức xúc dư luận. Tại một số bệnh viện khác cũng từng xảy ra việc bảo vệ xô xát, ẩu đả người nhà bệnh nhân.

bao-ve-benh-vien-hoan-my
Bảo vệ bệnh viện cởi áo, cản trở tài xế xe cứu thương

Hay ở Phú Quốc, tổ bảo vệ 6 người cầm gậy gộc đánh đuổi một nhóm du khách làm hai người trong số này bị thương, gãy tay. Nhóm bảo vệ này sau đó bị khởi tố điều tra về hành vi cố ý gây thương tích. Chi tiết vụ việc tại đây Bắt giữ nhóm 6 bảo vệ resort đánh trọng thương 2 người ở Phú Quốc.

6-bao-ve-resort-o-phu-quoc-danh-gay-tay-du-khach
6 bảo vệ resort đánh trọng thương 2 người ở Phú Quốc
phong-vien-bi-hanh-hung-khi-dang-ghi-hinh-nha-may
Phóng viên Báo NTNN Dân Việt bị hành hung khi đang ghi hình nhà máy nghi gây ô nhiễm

Trong lúc ghi hình, tác nghiệp tại cơ sở Nhà máy giấy Thuận Phát, đóng tại địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, nhóm phóng viên của Báo NTNN/điện tử Dân Việt đã bị một nhóm đối tượng tự xưng là giám đốc và bảo vệ của nhà máy, hành hung ngay trước mặt cơ quan chức năng.



Nguyên nhân do đâu?

Chuyên gia tư vấn kinh doanh Hứa Tất Đạt – CEO của công ty Left Brain Connectors cho biết, nhiều doanh nghiệp chi mạnh về nhân sự, thiết bị, cơ sở vật chất mà đôi khi không biết mình mất khách chỉ vì… bảo vệ. Bảo vệ chính là bộ mặt của doanh nghiệp thế nhưng vấn đề này lại chưa được quan tâm xứng đáng.

Ông Đạt tổng kết, bảo vệ thường do đơn vị dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp cung cấp chứ không thuộc nhân sự của công ty. Nhiều bảo vệ làm việc nhưng không hề nắm văn hóa, tinh thần của tổ chức.

Sự lộn xộn còn xuất phát từ việc nhiều người đi làm bảo vệ vì thất nghiệp, không có việc làm, lớn tuổi… đành chấp nhận mức lương thấp chứ không phải họ chọn nghề để đầu tư một cách chỉn chu.



Bên cạnh đó, thêm một vấn đề khá tế nhị, theo ông Đạt, nghề bảo vệ vẫn bị xem là công việc thấp kém. Nhiều bảo vệ mang tâm lý tự ti nên thể hiện quyền lực bằng cách hạch sách, gây khó dễ cho người khác.

bao-ve-toa-nha-tap-huan-phong-chay-chua-chay

Ông Hứa Tất Đạt nhấn mạnh, chính từ quá trình đào tạo sơ sài, không quản lý nhân viên chặt chẽ theo nguyên tắc, đội ngũ bảo vệ khi được giao nhiệm vụ sẽ làm việc thiếu kỷ luật, không theo bất cứ nguyên tắc nào hoặc biết yêu cầu của khách hàng nhưng không thực hiện. Một công ty dịch vụ bảo vệ kém chất lượng sẽ chỉ có thể cung cấp một đội ngũ nhân sự yếu kém. Bên cạnh đó, ý thức của người bảo vệ cũng có thể dẫn đến những hệ lụy lớn hơn làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp như hành vi vi phạm pháp luật.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý đầu tư, đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử, quan tâm đến môi trường làm việc của vị trí công việc bảo vệ an ninh.