Tình trạng các công ty bảo vệ trốn tránh trách nhiệm đống bảo hiểm xã hội (BHXH) cho nhân viên bảo vệ xảy ra ngày một nhiều. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới quyền lợi của nhân viên bảo vệ. Vậy công ty bảo vệ trốn đóng bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào?

Nhân viên bảo vệ đi làm bao lâu thì được đóng bảo hiểm?

Theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

Theo quy định ở trên ta thấy khi công ty bảo vệ ký kết hợp đồng lao động với nhân viên bảo vệ từ đủ 01 tháng trở lên thì nhân viên bảo vệ sẽ được đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật

cong-ty-bao-ve-tron-dong-bao-hiem-xa-hoi

Theo ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM thông tin, tính đến cuối năm 2020, có 35.612 đơn vị nợ đóng BHXH (với 325.000 lao động), tổng số tiền nợ 2.469 tỉ đồng.

Việc các công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho người lao động nhất là không nhận được trợ cấp thất nghiệp trong thời điểm khó khăn như dịch Covid-19, hoặc không được BHXH chi trả các chế độ như ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất.

Vậy với trường hợp các công ty bảo vệ dịch vụ không đóng bảo hiểm cho người lao động thì sao? Nhân viên bảo vệ cần làm gì khi phát hiện công ty “trốn” đóng BHXH cho mình?

Bài viết liên quan: Bảo vệ làm hơn 1 năm không được đóng bảo hiểm phải làm sao?

Có thể khiếu nại, khởi kiện

Theo Luật sư (LS) Phạm Thị Việt Hà (Đoàn LS TP.HCM), việc các công ty bảo vệ đóng BHXH cho người lao động là trách nhiệm bắt buộc khi giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lí do khác nhau, nhiều công ty đã có hành vi vi phạm pháp luật khi nợ hay “trốn đóng BHXH”, dẫn đến người lao động phải gánh chịu thiệt hại nhãn tiền, nhất là không nhận được trợ cấp thất nghiệp; không được BHXH chi trả các chế độ như ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất.

Theo LS Hà, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi biết công ty nợ BHXH, trước tiên, người lao động mà ở đây là nhân viên bảo vệ cần thực hiện quyền gửi đơn khiếu nại đến công ty để yêu cầu công ty đóng BHXH bổ sung. Nếu như, công ty vẫn không thực hiện việc đóng bổ sung thì người lao động khiếu nại với Chánh thanh tra Sở LĐ-TB-XH tỉnh, thành phố. Đồng thời, người lao động có thể khởi kiện lên TAND có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

“Trong quá trình buộc công ty thực hiện đóng BHXH bổ sung, người lao động có thể nhờ sự giúp đỡ từ tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tức tổ chức công đoàn hoặc luật sư để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình”, LS Hà gợi ý.

Đại diện phía Liên đoàn lao động nhận định tình hình chây lì, trốn đóng BHXH hiện nay tiếp tục gia tăng. Việc trốn đóng BHXH không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là hành vi chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm, kịp thời vì để nợ càng lâu thì việc khắc phục còn khó khăn.

“Khi người lao động biết công ty không đóng BHXH cho mình, ngay lập tức cần thông tin với ban chấp hành công đoàn cơ sở quận, huyện nơi công ty đặt văn phòng trụ sở. Tổ chức công đoàn sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm, đồng thời đại diện hỗ trợ người lao động khởi kiện ra tòa án”, đại diện LĐLĐ TP.HCM cho biết.