Bảo vệ dịch vụ là một lĩnh vực kinh doanh vô cùng tiềm năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công dễ dàng. Kinh nghiệm được Bảo vệ S3 chia sẻ trong bài viết sẽ giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt được yêu cầu mở công ty bảo vệ nhanh chóng và hiệu quả.
Yêu cầu hiểu kỹ về yêu cầu, thủ tục và quy trình thành lập công ty bảo vệ
Công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoạt động với hình thức một doanh nghiệp tư nhân. Chính vì thế trước tiên phải tuyệt đối tuân thủ theo Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thủ tục thành lập Công ty Bảo vệ cũng được quy định rõ ràng trong nghị định số 96/2016/NĐ-CP. Nghị định bao gồm 1 số nội dung như: Loại hình, Chủ thể đại điện, yêu cầu cụ thể khi có hoạt động liên doanh với công ty nước ngoài…
Về quy trình đăng ký, người đại diện cho công ty phải có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ thông tin và giấy tờ cần thiết gửi lên cơ quan chức năng, để tiến hành lập hồ sơ. Các nội dung yêu cầu chuẩn bị: Loại hình, tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh,….Ngoài ra, còn yêu cầu một số giấy tờ xác minh kèm theo của người đại diện như CMND, hộ chiếu, bằng đại học…
Sau khi hoàn thiện các thủ tục trên, cơ quan chức năng sẽ tiến hành lập hồ sơ doanh nghiệp, mã số thuế và làm con dấu pháp lý. Công ty bảo vệ sau đó cũng cần làm một số trình tự khác để hoàn thiện toàn bộ hồ sơ theo hướng dẫn như đăng ký kê khai thuế, đăng bố cáo thành lập, xin giấy chứng nhận đủ về điều kiện an ninh, trật tự,…
Công ty bảo vệ hoạt động dưới hình thức là một công ty có điều kiện. Chính vì thế, việc mở công ty bảo vệ phải tuân thủ theo quy trình cụ thể từ cơ quan nhà nước. Để quá trình làm việc, hoàn thiện hồ sơ, mở và vận hành công ty bảo vệ được suôn sẻ và nhanh chóng hoàn thiện đi vào vận hành thì việc tìm hiểu kỹ về yêu cầu, thủ tục là rất cần thiết.
Khâu hồ sơ, thông tin doanh nghiệp hoàn thiện và chuẩn chỉnh cũng lấy được niềm tin, tạo nên sự uy tín nhất định đối với hoạt động kinh doanh, đối tác và khách hàng sau này.
Công ty bảo vệ cần bao nhiêu vốn điều lệ?
Thực tế, câu hỏi này cũng nằm trong phần trên, bởi vốn điều lệ là một đầu mục mà người đại diện pháp luật của công ty bảo vệ cần thông tin để hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với người mới khởi sự hoạch định nguồn vốn bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu. Chính vì thế, câu hỏi vốn để thành lập doanh nghiệp bao nhiêu là đủ được tách riêng biệt để giải đáp rõ hơn thắc mắc và yêu cầu của khách hàng.
Thực tế, nguồn vốn điều lệ bao nhiêu rất khác nhau giữa các lĩnh vực và phụ thuộc trực tiếp vào việc bạn kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề nào. Đối với công ty bảo vệ, trước đây theo Nghị định cũ 52/2008/NĐ-CP có đặt ra quy định đối với nguồn vốn pháp định của doanh nghiệp bảo vệ là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quy định mới được ban hành trong nghị định 96/ 2016/ NĐ – CP thì mức vốn pháp định kia đã bị “bãi bỏ”. Công ty bảo vệ hiện nay khi đăng ký thành lập để tiến hành hoạt động kinh doanh không yêu cầu mức vốn pháp định.
Nghị định chỉ đặt ra một số quy định đối với trường hợp doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ có phần vốn góp đến từ cá nhân, cơ sở kinh doanh có yếu tố nước ngoài mà thôi. Cụ thể: Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài phải ít nhất là 1.000.000 USD (được quy định tại khoản 2, điều 22 trong Nghị định 96).
Bài viết liên quan: May đồng phục bảo vệ cần lưu ý những gì?
Kinh nghiệm quản lý và vận hành công ty bảo vệ hiệu quả
Giao tiếp khéo léo
Có không ít các cán bộ quản lý, chỉ huy, đội trưởng đã nhầm lẫn khi cho rằng quát tháo, thể hiện sự uy quyền là sự thành công trong cách quản lý. Thế nhưng sự thực lại không phải vậy. Họ chỉ có thể tạo ra một môi trường không có động lực, và đối đầu giữa các nhân viên.
Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian để học cách giao tiếp hiệu quả với từng nhân viên nhân viên của mình. Hãy thử xem hiệu quả. Một số thường tuân theo những chỉ thị kiên định, nhưng tôn trọng, trong khi những người khác phản ứng tốt hơn với giọng điệu mềm mại và thái độ trìu mến. Với cách điều chỉnh phong cách quản lý của bạn để mỗi nhân viên, và khó có thể mong đợi nhân viên của bạn phù hợp với những thay đổi của bạn.
Bất kể bạn giao tiếp như thế, nhưng điều cần phải nhất quán là bạn luôn phải thẳng thắn và trung thực. Đừng diễn đạt ý quá lan man hoặc lãng tránh giải thích một cách chính xác. Ví dụ là có phải nhân viên bảo vệ đã thực hiện sai tác phong, điều lệnh? Vậy hãy giải thích vấn đề họ đã sai ở đâu và cho họ biết họ cần làm thế nào để khắc phục.
Có trách nhiệm với đội ngũ
Hay một cách đơn giản là, nếu bạn phạm phải sai lầm, thì bạn là người chịu trách nhiệm đối với nó. Đừng bị cám dỗ để vượt nhằm đổ lỗi lên nhân viên nếu đó là lỗi của bạn. Chính điều này có thể làm bạn mất uy tín và niềm tin từ nhân viên của bạn. Vì một lý do nào đó, người nhân viên không thể tiếp tục đồng hành cùng công ty. Hãy giải quyết đầy đủ các chế độ quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng.
Xử lý xung đột
Cho dù phải đối mặt với áp lực từ phía khách hàng về các điều khoản hợp đồng hay chi phí dịch vụ. Bạn buộc phải có những điều chỉnh đối với nội bộ nhân sự. Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi giải quyết vấn đề, bạn hãy cân nhắc thuê một đơn vị tư vấn chiến lược giúp bạn giải quyết những vấn đề.
Khen ngợi và khen thưởng nhân viên
Nếu doanh thu của công ty đạt mục tiêu hoặc vượt quá kỳ vọng đề ra, bạn không nên hưởng thụ thành quả đó một mình. Hãy cảm ơn tất cả những người đã góp sức vào sự thành công này. Không có gì có thể tạo động lực hơn khen ngợi và khen thưởng. Và có rất nhiều cách để bạn có thể thưởng cho đội ngũ quản lý, nhân viên bảo vệ trong công ty mà không thâm hụt ngân sách.