Nhân viên bảo vệ không mặc trang phục, đồng phục theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bị xử lý ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Mời bạn cùng Bảo vệ S3 tìm hiểu ngay sau đây.


Nhân viên bảo vệ có cần mặc đồng phục không?

Mỗi cơ quan, tổ chức, mỗi nhóm ngành nghề trong xã hội hầu như đều có một đặc trưng riêng và chúng ta có thể dễ dàng phân biệt họ qua những bộ đồng phục. Với công việc bảo vệ cũng không là ngoại lệ.

bao-ve-khong-mac-dong-phuc-bi-phat-khong

Trong nhiều trường hợp, nhân viên bảo vệ cần phải mặc đồng phục để mọi người nhận biết dễ dàng và tạo dựng uy tín cho công việc của mình. Đồng phục thường bao gồm áo, quần, và phụ kiện như mũ, bảng tên hoặc phù hiệu công ty. Yêu cầu mặc đồng phục cho nhân viên bảo vệ có nhiều lợi ích như:

Nhận dạng

Mặc đồng phục giúp người khác nhận ra nhân viên bảo vệ dễ dàng trong một môi trường đông người. Điều này quan trọng để khách hàng, cư dân hoặc nhân viên khác có thể xác định ai là người có trách nhiệm bảo vệ.

Uy tín và chuyên nghiệp

Đồng phục góp phần tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín cho nhân viên bảo vệ. Nó cho thấy sự chăm chỉ, sự tôn trọng và cam kết của họ đối với công việc.

An toàn

Một số loại đồng phục bảo vệ có thể cung cấp một mức độ bảo vệ cao hơn cho nhân viên, ví dụ như áo chống đâm hoặc giày bảo hộ. Điều này giúp bảo vệ nhân viên khỏi các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình làm việc.

bao-ve-co-can-mac-dong-phuc-khong
Đồng phục bảo vệ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc yêu cầu mặc đồng phục cho nhân viên bảo vệ có thể khác nhau tùy theo quy định của từng công ty hoặc tổ chức.


Có thể bạn quan tâm: May đồng phục bảo vệ cần lưu ý những gì?

Nhân viên bảo vệ không mặc đồng phục bị xử phạt thế nào?

Ngày 12/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

bao-ve-khong-mac-dong-phuc-bi-phat-the-nao
Quy định xử phạt đối với nhân viên bảo vệ không mặc đồng phục.

Theo đó, hình thức xử lý nhân viên bảo vệ không mặc trang phục quy định khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với nhân viên bảo vệ không mặc trang phục, không đeo biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu trái quy định khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.

Mức phạt này đồng thời áp dụng với các trường hợp: Không có giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do giám đốc doanh nghiệp cấp.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Công ty Bảo vệ S3 đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử lý nhân viên bảo vệ không mặc trang phục quy định khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.