Bảo vệ dân phố là lực lượng bảo vệ tự nguyện được thành lập tại các xã phường, thị trấn với trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự cho toàn xã hội. Hiện nay, để làm bảo vệ tổ dân phố cần điều kiện thế nào? Trách nhiệm quyền hạn tới đâu?

Bài viết liên quan:

Ở khu vực nông thôn thường ít gặp hoặc ít nghe tới thông tin về bảo vệ dân phố. Nhưng nếu ở thị trấn hoặc các phường trên địa bàn tỉnh, thành phố có thể dễ dàng bắt gặp những bảo vệ tổ dân phố.

bao-ve-dan-pho-2

Bảo vệ dân phố là gì và có chức năng ra sao? Mời bạn cùng Bảo vệ S3 tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bảo vệ dân phố là gì?

Bảo vệ dân phố là một thành phần không thể thiếu trong mọi phường dân cư nhằm đảm bảo trật tư, an ninh của khu phố.

Hiện nay theo quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP bảo vệ dân phố đã quy định chi tiết về Bảo vệ dân phố là gì như sau:

“ 1. Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn (sau đây gọi chung là phường) nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập.”

bao-ve-to-dan-pho

Bảo vệ dân phố sẽ chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.

Bảo vệ dân phố có trách nhiệm làm nòng cốt trong việc thực hiện phong trào quần chúng, bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn.

Để làm bảo vệ tổ dân phố cần những điều kiện gì?

Có thể thấy bảo vệ dân phố xuất phát từ quần chúng tự nguyện bảo vệ an ninh khu vực tuy nhiên họ cũng cần có quy định riêng chứ không phải ai muốn cũng có thể trở thành bảo vệ dân phố được.

bao-ve-dan-pho

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 38/2006/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn nghị định Bảo vệ dân phố Nghị định 38/2006/CP thì điều kiện, tiêu chuẩn tham gia lực lượng Bảo vệ dân phố được quy định như sau:

+ Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn. Cư trú ổn định tại địa bàn là người đã đăng ký thường trú, hoặc tạm trú có thời hạn từ 1 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi đăng ký.

+ Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không có tiền án, tiền sự bao gồm cả những người đã có quyết định xóa án hoặc đương nhiên xóa án; những người hết thời hạn thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

+ Đối với chức danh Trưởng ban Bảo vệ dân phố ngoài tiêu chuẩn chung quy định cho Bảo vệ dân phố cần có thêm tiêu chuẩn là có năng lực tổ chức thực hiện công tác phong trào quần chúng Bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở.

+ Ưu tiên lựa chọn Bảo vệ dân phố trong những người đã tham gia quân đội, Công an hoặc tham gia công tác trở về địa phương. Không đưa vào lực lượng Bảo vệ dân phố những người không đủ năng lực hành vi.

Bảo vệ dân phố có quyền hạn gì?

Theo quy định hiện hành, bảo vệ tổ dân phố có các quyền hạn sau đây:

  • Được quyền bắt, áp giải những đối tượng phạm tội, người bị truy nã, trốn tránh việc thi hành án theo pháp luật đến các trụ sở Công an gần nhất.
  • Xử lý các hành vi vi phạm, gây rối trật tự an ninh, vi phạm quy định về an toàn cháy nổ, báo cáo trực tiếp với Công an địa phương.
  • Tham gia và hỗ trợ lực lượng Công an, cơ quan chức năng truy bắt tội phạm, kiểm tra tạm trú tạm vắng phát hiện nhanh chóng các đối tượng có dấu hiệu khả nghi báo ngay cho cơ quan chức năng biết và xử lý kịp thời.
  • Nắm bắt tình hình an ninh, trật tự, các vụ việc mâu thuẫn tranh chấp trên địa bàn phường. Báo cáo ngay cho cơ quan Công an, chính quyền địa phương kịp thời đưa ra biện pháp phòng ngừa, hòa giải đôi bên tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của Bảo vệ dân phố để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Bảo vệ tổ dân phố có những nghĩa vụ gì?

Cũng theo quy định của Nghị định 38/2006 tại Điều 5, Chương II nêu ra 6 nghĩa vụ của bảo vệ tổ dân phố. Cụ thể các nghĩa vụ đó bao gồm:

– Tuyên truyền, phổ biến người dân địa phương nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội. Tuân thủ các quy định, nội quy về đảm bảo an toàn an ninh xã hội, cùng nhau xây dựng gia đình văn hóa, địa phương văn minh, an toàn.

– Đôn đốc nhắc nhở người dân thực hiên các quy định về đăng ký giấy tờ, hộ khẩu, sử dụng đất đai,… theo đúng quy định pháp luật được ban hành.

– Quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ giữ gìn trật tự công cộng, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ.

– Kịp thời có mặt hỗ trợ và báo ngay cho Công an địa phương khi có tình huống rủi ro gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân địa phương.

– Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn ngừa phòng chống tội phạm, bảo vệ an toàn xã hội theo đúng quy định pháp luật.

Quy định về tổ chức của Bảo vệ dân phố

Ngoài ra tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định về tổ chức của Bảo vệ dân phố như sau:

  • Mỗi cụm dân cư được thành lập một tổ Bảo vệ dân phố. Tổ trưởng và các tổ viên tổ Bảo vệ dân phố do đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư bầu ra. Tuỳ vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên.
  • Mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là tổ trưởng các tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư. Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
  • Trưởng Công an phường có trách nhiệm tổ chức việc bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố và đề nghị Ủy ban nhân dân phường quyết định công nhận các chức danh trên.

Căn cứ vào kết quả bầu cử của Ban Bảo vệ dân phố và đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, công nhận Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên, các Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố.

Trên đây là nội dung giải đáp của chúng tôi về vấn đề Bảo vệ dân phố là gì. Xã hội ngày càng rối loạn và cần có lực lượng có đủ quyền hạn chuyên môn đảm nhận công tác bảo vệ, ổn định trật tự giúp người dân an tâm sinh sống. Vì vậy, bảo vệ dân phố là lực lượng nồng cốt không thể thiếu ở mọi địa phương ngăn chặn các đối tượng phạm tội, gây hại đến tài sản tính mạng con người, đảm bảo cuộc sống con người được an toàn.