Vì công việc bảo vệ không yêu cầu trình độ bằng cấp nên nhiều người cho rằng đây là một nghề có thu nhập thấp, không đủ sống. Thực tế, có những công việc bảo vệ có thu nhập cao, thậm chí tới gần 20 triệu đồng/tháng.

dich-vu-bao-ve-quan-karaoke

Karaoke đang là một dịch vụ giải trí được nhiều người lựa chọn, nhu cầu sử dụng dịch vụ giải trí này tăng cao ở các thành phố đây là một thị trường tiềm năng nên ngày càng có nhiều quán karaoke được mở ra. Từ đó, nhu cầu tuyển bảo vệ cho quán karaoke cũng tăng lên. Vậy làm bảo vệ lương thưởng thế nào? Có nên làm hay không?

Mô tả công việc bảo vệ quán karaoke

  • Kiểm soát người, hàng hóa ra vào
  • Duy trì nội quy trật tự
  • Đảm bảo an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy.
  • Tuần tra canh gác
  • Kiểm soát, hướng dẫn phương tiện khi ra vào quán
  • Trông giữ xe của khách, cán bộ nhân viên

phuc-vu-quan-karaoke

Lương thưởng đãi ngộ bảo vệ quán karaoke thế nào?

  • Lương khởi điểm là 4.500.000 đến 7.000.000đ
  • Được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN,…được hưởng tháng lương 13, thưởng lễ thưởng tết…
  • Làm việc đủ 1 năm được giải quyết nghỉ 12 ngày phép, không nghỉ được thanh toán bằng tiền.
  • Thưởng đột xuất nếu có thành tích tốt,…

Bài viết liên quan:

Làm bảo vệ quán karaoke có đủ sống không?

Thường nhiều người cho rằng công việc bảo vệ có thu nhập rất thấp, chỉ đủ sống. Nhưng mà đó là chúng ta nghĩ, nhưng thực tế làm bảo vệ không hề tầm thường như thế. Vậy thì làm sao với một người bảo vệ lao động phổ thông thôi mà có thể nhận lương tới 15- 20 triệu đồng một tháng được?

bao-ve-quan-karaoke

Chúng tôi đã gặp gỡ, trò chuyện với anh Đỗ Nam Trung, nhân viên bảo vệ quán Karaoke 68 trên phố Quan Hoa, Hà Nội.

Anh Trung chia sẻ về công việc, mức thu nhập của mình cũng như các anh em trong tổ bảo vệ. Anh cho biết quán karaoke anh làm việc mở cũng hơn 6 năm rồi, nói chung bề ngoài, sang thì cũng không phải quá sang đâu, nhưng khách khá đông. Thời điểm trưa và tối là thường xuyên tấp nập khách ra vào. Việc khách đông tới mức không còn chỗ đỗ xe là thường xuyên.

Khi được hỏi khách đến karaoke đông thế, đội bảo vệ trông xe tất bật xếp xe, trông giữ tài sản cho khách. Vậy có vất vả quá không?

Anh Trung tươi cười đáp: “Làm nhiều rồi thành quen, thấy cũng bình thường, so với nhiều nghề thì vẫn còn nhàn hạ chán. Tại nói thật, nếu làm lấy lương cơ bản bình thường như người ta thì không đủ sống trên đất Hà Thành này đâu. Anh chưa vợ, nhưng làm cũng đủ nuôi mình, rồi phần gửi về cho bố mẹ ở quê. Rồi còn phải tiết kiệm để mai kia cưới vợ nữa, chứ làm bình thường lương cố định có 5 triệu thì chẳng đủ sống”.

Tôi mới tò mò hỏi: “Vậy chứ ngoài lương cơ bản ra còn làm thêm công việc khác sao?”.

Anh đáp: “Đâu, anh làm ở đây 8 tiếng từ chiều tối đến đêm, sáng ngủ lấy sức. Làm bảo vệ nhưng cơ bản là mình phải biết cách linh hoạt để kiếm nhiều tiền hơn”.

Rồi anh nói tiếp: “Làm bảo vệ hay làm bất kì ngành nghề nào mình cũng phải có kỹ năng, mà nhất là kỹ năng ứng xử giao tiếp giữa người với người. Trước tiên, làm bảo vệ mình cũng cần phải chọn chỗ để làm, anh thì anh chọn những quán nào khách đông và nhất là giàu thì mới làm.

nhan-vien-quan-hat-karaoke

Ví dụ như quán karaoke này, nhìn dàn xe là biết đấy, toàn xe đắt tiền, toàn mấy dân ăn chơi có điều kiện đó. Mà người không có tiền thì không nói, chứ mà có tiền là họ thoáng lắm. Chỉ cần mình vui vẻ, nhiệt tình, chân thành với họ là họ sẵn sàng rút tiền ra bo thôi.

Làm cái này, muốn nhiều tiền, phải lanh lẹ, chịu khó quan sát, ở đầu cửa có camera theo dõi, khi thấy trong camera khách ở các lầu chuẩn bị mở cửa thang máy xuống, là phải tinh ý nhớ khách đi xe nào là nhanh chóng dắt ra chờ sẵn đó. Họ xuống chỉ việc leo lên xe ngồi thôi. Thấy mình dắt xe ra sẵn rồi, họ sẽ bất ngờ kiểu “ơ, thằng này sao biết mình xuống mà dắt ra hay vậy nhỉ, mà sao nó nhớ xe này là của mình cơ chứ”.

Đó là điểm đầu ghi ấn tượng cực mạnh với khách. Nhiều khi trời mưa, nhiều khách không để ý ngồi lên, là anh ngăn lại, bảo anh ơi, anh khoan ngồi, xe anh chưa khô, để e lau cho khô, mình ngồi đỡ ướt anh nhé.

Nhiều khách nữ còn ghẹo “ôi trời, đi chơi được bảo vệ chăm sóc chu đáo còn hơn người yêu mình nữa”. Rồi nhiều khách thấy nhiệt tình, thật thà, cái họ thương, lâu lâu còn có khách móc hẳn 200- 500 nghìn đồng ra tip.

Tôi tròn xoe mắt. Anh nói tiếp: “500 nghìn đồng thì lâu lâu, may mắn gặp khách quen của quán. Mình phục vụ nhiệt tình nhiều lần, dịp nào mà lễ người ta đi chơi hay như dịp gần Tết. Họ thấy mọi người ai cũng đi chơi mà mình thì vẫn phải đi làm, họ dừng lại hỏi thăm công việc mình. Họ thấy mình nhiệt tình, thật thà, họ thương, họ cho. Còn bình thường thì cứ 10, 20, 50 nghìn đồng.

Trung bình một ngày chịu khó cũng thu về 300- 400 nghìn đồng rồi. Đỉnh điểm buổi gần Tết khách lì xì nhiều cũng cả gần triệu. Nhiều khách vui tính, xem như anh em trong nhà và còn kêu về công ty họ làm nữa.

nu-tiep-vien-karaoke

Tôi hỏi tiếp: “Chắc do làm nhiệt tình, nên khách mới càng ngày càng đông. Mà nếu vậy, cuối tháng chủ có thưởng gì cho anh không?”.

Anh chàng nói tiếp: “Cũng có, mình nhiệt tình thì vừa được tiền bo của khách, quán cũng đông khách hơn, khách nào mà thân với chủ lời ra lời vào cũng được tiếng tốt về mình, nên chủ cũng thưởng tầm 500 triệu đến một triệu đồng , tùy doanh thu tháng đó thế nào nữa. Nói chung chỉ cần mình thật tâm huyết với nghề thì ai họ cũng thương”.

Tôi tính nhẩm: Một ngày ví dụ anh chàng dắt xe cho 60 khách từ chiều đến đêm. một khách tip 10 nghìn đồng, 60 người ta trừ hao những người không cho thì tính 40 người thôi, vậy 40 khách là anh được 400 nghìn đồng rồi. Một tháng 30 ngày là anh chàng đã được 12 triệu, rồi cộng với 5 triệu đồng tiền lương, làm tốt cứ cho chủ thưởng thêm 500 nghìn. Vậy một tháng anh thu về cũng 17,5 triệu đồng rồi.

Tôi nói xong thì anh xua tay: “Nói chung để kiếm được tiền bo của khách, phải rèn luyện nhiều đấy, chứ không phải dễ ăn đâu. Nào là mẹo ghi nhớ xe của khách, kỹ năng quan sát mọi thứ để nhắc nhở khách, từ đó mình cũng dễ gây thiện cảm với khách hơn. Rồi kỹ năng cười, kỹ năng chào, kỹ năng nói chuyện sao cho khách tò mò mà hỏi thăm lại mình, thì khách sẽ càng thân thiết với mình hơn, rồi kỹ năng hài hước rồi kỹ năng sắp xếp xe cho khách làm sao khách ra về mình dắt ra cho nhanh.

Đấy, từ câu chuyện đó, chúng ta đã thấy nhiều khía cạnh hơn trong cuộc sống phải không. Anh bảo vệ này rất khôn khéo khi biết tận dụng khách có sẵn của quán để phục vụ cho công việc kiếm tiền của mình.

Thế là từ một chức vụ bảo vệ đơn giản, anh đã biến tấu công việc của mình ra nhiều nguồn để tăng thu nhập gấp hai, gấp ba lương cơ bản.

Bởi thế, nghề nào cũng vậy cả, muốn nhiều tiền thì phải dùng đầu suy nghĩ và phải thật khác biệt thì mới vượt trội hơn được. Tôi thực sự ấn tượng với anh bảo vệ và cảm thấy cần phải học tập ảnh rất nhiều.