Với một nhân viên bảo vệ, bên cạnh những kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ cần thì một trong những kĩ năng không thể thiếu đó là kĩ năng trong công tác phòng cháy chữa cháy. Kĩ năng này giúp nhân viên có thể thuận lợi hơn trong quá trình làm việc, tránh được những rủi ro và góp phần đem lại sự an toàn cho mục tiêu bảo vệ.

Bài viết liên quan:

Với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, Bảo vệ S3 luôn đánh giá cao kỹ năng PCCC của nhân viên bảo vệ. Kĩ năng trong công tác phòng cháy chữa cháy là một trong những nghiệp vụ quan trọng mà nhân viên bảo vệ cần phải trang bị cho mình. Kĩ năng này giúp nhân viên có thể thuận lợi hơn trong quá trình làm việc, tránh được những rủi ro và góp phần đem lại sự an toàn cho mục tiêu bảo vệ.

Tập trung cảnh giác để kịp thời ứng biết khi có sự cố hỏa hoạn

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ cần kiểm tra các dụng cụ chữa cháy hoặc các thiết bị có thể gây cháy nổ tại mục tiêu bảo vệ. Đảm bảo rằng các thiết bị chữa cháy có thể hoạt động bình thường khi tình huống bất chợt có thể xảy ra.

Sử dụng tốt các phương tiện liên lạc khi xảy ra cháy

ky-nang-phong-chay-chua-chay-cho-bao-ve

Khi hỏa hoạn xảy ra, nhân viên bảo vệ phải ngay lập tức thông báo cho cấp trên hoặc đồng đội bằng cách gọi điện thoại hay thông báo qua bộ đàm nhằm kêu gọi được sự hỗ trợ. Ngoài ra, cần kích hoạt hệ thống báo cháy kịp thời và liên lạc với sở cứu hỏa để ngăn chặn đám cháy, tránh để đám cháy ngày càng lớn, gây ảnh hưởng và làm thiệt hại đế mục tiêu. Liên lạc với bên quản lý công ty bảo vệ cũng như khách hàng để thông báo về tình hình tại mục tiêu để họ nắm bắt được và có những biện pháp xử lý phù hợp. Luôn đặt sự an toàn của các cán bộ công nhân viên lên hàng đầu. Đồng thời di dời họ đến những nơi an toàn trong thời gian ngắn nhất có thể.

Sơ tán kịp thời người và thực hiện ngay công tác chữa cháy

Nếu đám cháy xảy ra ở nơi tập trung đông người thì phải hỗ trợ hướng dẫn họ đi theo lối thoát hiểm nhanh nhất để tránh thiệt hại về tính mạng. Nhân viên bảo vệ phải luôn chú ý đến lỗi thoát hiểm, đảm bảo nó vẫn luôn hoạt động bình thường và không có bị cản trở gì để khi có sự cố xảy ra thì những người bị kẹt trong mục tiêu có thể di chuyển dễ dàng hơn qua lối thoát hiểm.

Cách nhân viên bảo vệ xử lý khi phát hiện đám cháy

tap-huan-phong-chay-chua-chay

  • Khi phát hiện ra cháy, nhanh chóng thông báo, hô hoán cho mọi người biết về vụ cháy.
  • Nhanh chóng ngắt điện nhà bị cháy (nếu có thể).
  • Huy động thêm mọi người xung quanh di chuyển người trong nhà ra ngoài nơi an toàn.
  • Gọi điện thoại cho lực lượng PCCC qua số 114. Nội dung cần thông tin: Địa chỉ khu vực xảy ra cháy; thông tin người bị nạn; đặc điểm của khu vực bị cháy (loại hình kinh doanh, chất cháy chủ yếu, vị trí, hướng phát triển của đám cháy); họ và tên, số điện thoại liên hệ.
  • Cùng với mọi người sử dụng các vật dụng để chữa cháy (bình chữa cháy, dùng xô chậu múc nước, chăn thấm nước… ).
  • Cử người đón lực lượng PCCC.

Cách thoát nạn đám cháy trong nhà cao tầng

  • Nhân viên bảo vệ phải nắm rõ các đường lối, sơ đồ thoát nạn.
  • Khi có cháy hãy thật sự bình tĩnh suy xét, đó là yếu tố quan trọng nhất.
  • Sử dụng các thiết bị chữa cháy tại chỗ dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại.
  • Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối có đèn EXIT để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó.
  • Trong quá trình thoát nạn đồng thời thông báo cho những người khác ở các khu vực lân cận biết.
  • Khi di chuyển trong khu vực có nhiều khói phải cúi thấp người (đôi khi phải bò trên sàn) để khỏi bị ngạt vì khói luôn luôn bay lên cao. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước che kín miệng, mũi sẽ giúp hạn chế hít phải khí độc.
  • Nếu phải băng qua lửa thì ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi; phải dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần, áo gây bỏng da.
  • Trước khi mở cửa phòng để đi ra ngoài hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.
  • Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi còn ở trong phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chèn kỹ các khe hở không cho khói tràn vào phòng.
  • Nếu không quan sát được hoặc không thể ra cửa lối chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công hoặc cửa sổ hãy hô to hoặc vẫy khăn (có thể đùng đèn flash của điện thoại di động khi trời tối) cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.
  • Trong khi chờ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống.
  • Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện thoát nạn như tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại…

Trong quá trình thoát nạn đám cháy trong nhà cao tầng, người bị nạn tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm. Bảo vệ thể giúp đỡ những người xung quanh thoát nạn ra ngoài an toàn khi bản thân có đủ sức khỏe và tỉnh táo. Khi đã thoát ra ngoài tuyệt đối không được quay lại. Khi có lực lượng cứu hộ đến, cần phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của lực lượng PCCC chuyên nghiệp.

Khi có hỏa hoạn xảy ra nhân viên bảo vệ cần phải bình tĩnh, bản lĩnh để vận dụng những kĩ năng đã được học để quá trình khắc phục đám cháy có hiệu quả nhất.